Kinh nghiệm mở xưởng in vải thực tế – hiệu quả với số vốn nhỏ

Kỹ thuật in lụa là một trong những những kỹ thuật in được phát triển và sử dụng từ lâu đời. Đây là một kỹ thuật in đem lại chất lượng rất cao cho sản phẩm, chính vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng đối với ứng dụng này rất cao. Và đã có khá nhiều xưởng in lụa được thành lập và ra đời. Kinh nghiệm mở xưởng in vải cũng được đúc kết từ đó. Vậy nên, bạn đọc nào muốn tìm hiểu về kinh nghiệm mở xưởng in vải, xin mời tham khảo bài viết mà Xưởng In vải Phan Trần chia sẻ dưới đây.

I. Tìm hiểu về ngành in lụa

1. Khái niệm

In lụa (Silk Screen Printing) là một trong những kỹ thuật trong in ấn. In lụa là cái tên được đặt khi các thợ in sử dụng lưới in làm bằng vải. Và sau này, ngoài vải tơ lụa ra, các nguyên liệu được sử dụng làm lưới in được sản xuất rất nhiều loại như vải sợi tổng hợp, sợi bông…

Sử dụng kỹ thuật in lụa có thể in được rất nhiều trên bề mặt khác nhau như trên giấy, in trên áo, trên các vật liệu gỗ, kim loại và mạch điện tử… Vì vậy, so với những lưới in thông thường thì in lụa có độ chính xác cao hơn.

2. Một số kỹ thuật in lụa

  • Có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau: Khi sử dụng kỹ thuật in lụa, bạn có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy, vải, plastic, cao su, nhôm, mica, gỗ, inox…
  • Có nhiều loại mực được sử dụng: Đối với kỹ thuật in lụa, mực được sử dụng dường như không hạn chế. Người in có thể sử dụng nhiều loại mực khác nhau giúp cho sản phẩm được tạo ra phong phú và dễ dàng hơn. Một số loại mực được sử dụng trong kỹ thuật in lụa như: Mực in Plastisol, mực cao su, mực in gốc dầu, mực in gốc nước…

Đó là những lý do tại sao nên mở xưởng in lụa, nhiều bạn đã mở được xưởng in lụa thành công, còn bạn thì sao? Hãy nắm bắt một số kinh nghiệm quý báu của những người thợ đi trước, nó sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn trong việc mở xưởng in lụa.

II. Tại sao nên mở xưởng in lụa

Tại sao nên mở xưởng in lụa mà không phải là cơ sở in trên những loại vật liệu khác? Bởi trong kỹ thuật in, in lụa là loại hình in ấn có tryền thống lâu đời cũng như cho ra kết quả có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, nhu cầu của người tiêu dùng cũng khá cao, nên việc mở xưởng in lụa sẽ đáp ứng được nguồn cung cho khách hàng. Nhiều người muốn mở xương in lụa vì những nhiều lý do sau:

  • Tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng: Có rất nhiều mẫu mã cũng như thiết kế được ra đời nhờ vào kỹ thuật in ấn này. Tạo ra được những sản phẩm đẹp và có chất lượng cao. Có rất nhiều loại sản phẩm thích hợp khi in lụa như túi xách, bao bì, thiệp, các loại trang phục hay thậm chí là áo đi mưa.
  • Có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau: Khi sử dụng kỹ thuật in lụa, bạn có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy, vải, plastic, cao su, nhôm, mica, gỗ, inox…
  • Có nhiều loại mực được sử dụng: Đối với kỹ thuật in lụa, mực được sử dụng dường như không hạn chế. Người in có thể sử dụng nhiều loại mực khác nhau giúp cho sản phẩm được tạo ra phong phú và dễ dàng hơn. Một số loại mực được sử dụng trong kỹ thuật in lụa như: Mực in Plastisol, mực cao su, mực in gốc dầu, mực in gốc nước…

Đó là những lý do tại sao nên mở xưởng in lụa, nhiều bạn đã mở được xưởng in lụa thành công, còn bạn thì sao? Hãy nắm bắt một số kinh nghiệm quý báu của những người thợ đi trước, nó sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn trong việc mở xưởng in lụa.

III. Kinh nghiệm mở xưởng in lụa thực tế

1. Học nghề in lụa

Để tạo ra được một chất lượng sản phẩm, trước hết bạn phải nắm rõ được những kiến thức về in lụa. Có rất nhiều trung tâm dạy nghề in lụa trên cả nước, với những khoá học dài ngày hoặc cấp tốc. Ở thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở dạy nghề in lụa Hoàng Ngọc. Miền Bắc có cơ sở dạy nghề in lụa nổi tiếng của Trần Vũ. Xin việc ở các công ty may mặc, chuyên in ấn trên vải, in lụa để lấy kinh nghiệm thực tế.

Hoặc bạn có thể học tham khảo qua bạn bè, học tập thêm qua sách vở, qua những bài hướng dẫn chi tiết trên mạng xã hội hoặc kênh Youtube. Ngoài ra, có thể tự thực hành nhằm hoàn thiện và nâng cao tay nghề. Sau khi đã nắm được những kiến thức cơ bản về in lụa, bạn hãy bắt đầu với sự phát triển lớn hơn bằng cách mở xưởng in.

2. Lập một bản kế hoạch chiến lược hoàn hảo

Mọi việc sẽ dễ dàng thành công và đạt hiệu quả cao hơn khi bạn có một sự chuẩn bị kĩ càng và chu đáo. Tất cả những việc cần phải làm nên được đưa vào bản kế hoạch, để xem dự án có thật sự thành công và sinh lời hay không.

Trên bản kế hoạch bắt buộc phải thống kê được tất cả các khoản chi phí, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định có những khoản mục như: tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên, tiền bảo hiểm hay vật tư nhà xưởng… Chi phí biến đổi sẽ bao gồm các khoản như: nguyên liệu đầu vào, chiết khấu, chi phí điện hay nước…

Sau khi đã thống kê được các khoản chi phí sẽ dùng để đầu tư và sản xuất, chúng ta hãy phối hợp cùng với số vốn trong tay hoặc vay mượn, nhằm đáp ứng được chi phí bỏ ra hay không, và khi nào nó sẽ bù lại được và bắt đầu sinh lời.

Trong bản kế hoạch cần phân tích được những cơ hội và khó khăn khi thực hiện dự án, phân tích tới nhóm khách hàng tiềm năng và những đối thủ cạnh tranh khi mở xưởng. Việc làm này giúp cho bạn hướng tới được những công việc cần thực hiện trong tương lai, đảm bảo cung ứng kịp thời cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Tìm hiểu và dự trù được gía cả của vật tư. Một số vật dụng cần thiết cho xưởng in như:

  • Khung lụa lưới: Khung lụa lưới thường có giá khoảng 100.000d. Nên chọn loại khung nhôm, không bị gập ghềnh, mặt lụa căng và sợi lụa ngay ngắn.
  • Chất lụa: Lụa thường có giá khoảng 150.000/m. Nên chọn loại lụa có màu vàng, loại lụa có 180 sợi/cm. Lụa vàng có khả năng bắt sáng tốt nên tạo ra được nhiều thành phẩm khác nhau.
  • Bàn in lụa: Bàn in lụa sẽ có giá dao động, tuy nhiên mức giá trung bình mà bạn có thể sử dụng tốt khoảng 900.000 đ.
  • Dao gạt mực: Dao gạt mực nên sử dụng loại có chất lượng tốt để tạo ra được sản phẩm chính xác. Dao gạt mực loại tốt thường có cán làm bằng nhôm và có giá khoảng 350.000 đ.
  • Keo chụp bản: Keo chụp bản có giá 300.000đ
  • Máng tráng keo: Sản phẩm có giá khoảng 200.000 đ.
  • Mực in lưới: Mực in lưới có nhiều loại và có giá khoảng 900.000 đ.
  • Các chất tẩy khung: Chất tẩy khung thường có giá là 150.000 đ.
  • Các loại hoá chất khác: Những loại chất giúp mực nhanh khô và bền màu, có giá 450.000 đ.
  • Một số vật tư khác: Dao, kéo, băng keo có giá khoảng 200.000 đ

Như vậy những vật dụng cơ bản để có thể in hoàn thiện được một bức in lụa sẽ có tổng giá trị gần 5 triệu đồng. Nếu như chưa có nhiều chi phí để đầu tư, bạn có thể sắm những vật dụng cần thiết này trước.

3. Sử dụng những chiến lược marketing hợp lý

Đối với nghề in lụa, trước khi mở xưởng đây cũng là một khoản chi phí được liệt kê trong bản kế hoạch. Và sau khi xưởng in được mở, việc cần làm đó là bạn nên sử dụng các chiến lược quảng cáo phù hợp, giúp nhiều người và khách hàng biết đến bạn nhiều hơn. Một số chiến lược có thể sử dụng như: chạy quảng cáo facebook, phát tờ rơi, SEO…

4. Tuyển số lượng nhân viên vừa đủ

Cần cân bổ khối lượng công việc để tìm kiếm nhân viên hợp lý. Nhân viên cũng cần phải có tay nghề hoặc học việc để có kinh nghiệm làm việc. Nếu như khối lượng công việc chưa nhiều, bạn có thể tự xoay xở được thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Sau một thời gian phát triển, nếu như công việc tiến triển thuận lợi lúc này cần có nhân viên để số lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hơn. Công việc thực sự đạt hiệu quả khi được thực hiện theo công nghệ dây chuyền. Và cần cân đối chi phí hợp lý để doanh thu bán ra cần bù đắp lại được khoản chi phí cho nhân viên này.

Facebook
Twitter
WhatsApp
Telegram
Email
LinkedIn