05 CÁCH GIẶT, BẢO QUẢN ÁO THUN hiệu quả luôn như mới

“Của bền tại người”. Nếu biết cách bảo quản, áo thun của bạn sẽ luôn bền đẹp. Cùng Phan Trần tìm hiểu ngay cách để giặt và bảo quản cho áo phông của bạn luôn như mới nhé!

1.Hướng dẫn cách giặt và bảo quản áo thun mới mua

1.1 Áo thun mới mua về

Cách bảo quản áo thun đúng là hãy để khoảng vài ngày rồi giặt. Nguyên do là vì áo mới xuất xưởng, mực in chưa thể khô và bám chắc vào áo nên việc vội vàng đem áo đi giặt có thể làm mực bị mờ hoặc nhòe đi. Nhưng chắc chắn chúng ta nên giặt áo thun mới mua trước khi mặc

1.2 Cách giặt áo thun mới như thế nào?

Giặt áo thun đúng cách sẽ giúp áo bạn không bị phai màu, không bị giãn, không bị rút, không bị co hay không bị nhăn, … Một điều bạn luôn luôn phải ghi nhớ trước khi giặt quần áo đó là phân loại áo trắng và áo màu riêng.

Thứ nhất, điều này mà ai cũng biết, bạn nên ngâm áo khoảng 1-2 giờ trong chậu nước có pha một vài giọt giấm hoặc pha chút muối hay pha một ít nước trà xanh tươi. Việc này phần nào giúp áo không bị phai màu và luôn như mới. Không chỉ dùng cho áo thun, phương pháp này còn có thể áp dụng khi giặt quần jean hay các loại quần áo khác. 

Thứ hai, lần đầu tiên giặt thì đừng sử dụng máy giặt mà hãy giặt bằng tay. Lưu ý, chỉ giặt bằng nước và không sử dụng bột giặt. Cách bảo quản áo thun này giúp áo mềm hơn, không bị xổ lông hay loang màu.

Thứ ba, sử dụng nước lạnh để giặt áo thun mới mua. Áo của bạn nhờ vậy sẽ không bị giãn hoặc không bị co rút lại.

Thứ tư, dùng thêm nước xả vải có khả năng làm mềm vải, giữ nếp quần áo, dễ ủi và ổn định cấu trúc vải ban đầu. Bên cạnh đó, nước xả vải có mùi thơm dễ chịu nên có thể đánh bật mùi quần áo mới (đôi khi cảm thấy khó chịu).

Thứ năm, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy hay bàn chải chà sát lên bề mặt của áo, nhất là đối với những chiếc áo thun có in hình.

Thứ sáu, không nên ngâm áo thun trong nước quá lâu cùng những áo khác màu. Điều này có thể làm cho chiếc áo của bạn bị dính màu loang từ những chiếc áo khác.

1.3 Bảo quản sau khi giặt áo thun mới

Cách bảo quản áo thun mới sau khi giặt cũng vô cùng quan trọng để độ bền lâu hơn. Đa phần áo thun được làm từ vải cotton nên cần tránh phơi áo dưới ánh nắng trực tiếp. Việc này sẽ làm áo bị cứng, nhanh bạc màu và dễ hỏng. Bạn nên phơi dưới thời tiết nóng nhẹ hay hong khô trong mái hiên là tốt nhất.

Khi phơi, chú ý nên treo ngang để chiều dài áo không bị chảy làm mất đi form dáng của áo. Đối với áo có in hình, không nên gặp hai mặt in khi treo hoặc gấp để không bị dính hoặc loang màu. Khi sử dụng bàn là thì hãy lộn trái áo, không để nhiệt quá cao làm ảnh hưởng đến sợi vải gây hỏng áo. Và tuyệt đối không ủi (là) lên hình in trên áo. 

CÁCH GIẶT VÀ BẢO QUẢN ÁO THUN MỚI MUA

  • Phân loại áo trước khi giặt.
  • Trước khi giặt lần đâu, nên ngâm áo khoảng 1-2 giờ trong chậu nước có pha một vài giọt giấm hoặc pha chút muối hay pha một ít nước trà xanh tươi.
  • Giặt bằng tay ở lần giặt đầu tiên.
  • Sử dụng nước lạnh hoặc hơi ấm để giặt áo thun mới mua.
  • Dùng thêm nước xả vải.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy hay bàn chải chà sát lên bề mặt của áo.
  • Không nên ngâm áo thun trong nước quá lâu cùng những áo khác màu.
  • Tránh phơi áo dưới ánh nắng trực tiếp, phơi ở những nơi mát mẻ và có gió nhẹ.
  • Treo ngang để chiều dài áo không bị chảy làm mất đi form dáng của áo.
  • Lộn trái áo, không để nhiệt quá cao khi là (ủi) áo thun.

2. Hướng dẫn cách giặt và bảo quản áo thun mặc hằng ngày

2.1 Cách giặt áo thun thông thường

# Không giặt chung áo thun trắng với áo thun màu

Cách bảo quản áo thun đúng cách là bạn phải phân loại các loại áo màu và áo trắng để giặt riêng. Đây có thể coi là bước quan trọng để áo thun của bạn luôn như mới. Nếu không phân loại quần áo sẽ khiến áo trắng hoặc áo nhạt màu dính màu từ những áo khác gây mất thẩm mỹ.

# Không giặt áo trong nước nóng

Nước nóng là điều “tối kỵ” khi giặt quần áo, đặc biệt là áo thun. Áo thun thường được làm từ chất liệu cotton nên có tính đàn hồi, nếu bạn sử dụng nước nóng để giặt thì áo có thể bị dãn. Điều này khiến áo của bạn bị mất dáng và trông xấu đi rất nhiều.

# Không đổ trực tiếp bột giặt hoặc nước giặt lên áo

Bột giặt có tính tẩy khá mạnh, nếu đổ trực tiếp lên quần áo sẽ dễ khiến vùng quần áo đó bị bay màu. Do đó, nên hòa tan bột giặt rồi mới giặt, đặc biệt với giặt máy để tránh trường hợp các hạt bột giặt chưa thể tan hết.

# Không dùng thuốc tẩy nêu không thực sự cần thiết

Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng thuốc tẩy đối với áo màu trắng. Bản thân chất trong tẩy trắng có chứa thành phần clo giúp tẩy áo một cách hiệu quả. Tuy vậy, khi sử dụng thuốc tẩy với liều lượng quá nhiều sẽ gây tổn hại cho áo bởi vì chất liệu áo trắng thường mỏng manh. Nếu dùng quá nhiều chất tẩy áo sẽ bị mòn và chất lượng vải giảm đi đáng kể.

Một điều nữa là khi sử dụng quá liệu chất tẩy trắng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thử nghĩ dùng quá nhiều mà không giặt kỹ thì những phần còn sót lại sẽ tiếp xúc trực tiếp với da. Vậy nên, hãy dùng thuốc tẩy vừa phải và phải giặt thật sạch nhé! Đây là cách bảo quản áo thun hiệu quả mà bạn nên ghi nhớ.

# Sử dụng nước xả vải (có mùi thơm)

Hạn chế sử dụng nước xả làm mềm vải để tránh việc làm giãn áo thun cũng như làm hình in mềm ra và dễ bị bong tróc. Bạn có thể dùng nước xả thơm vải để giữ quần áo có mùi thơm sau khi giặt xong.

CÁCH GIẶT ÁO THUN THÔNG THƯỜNG

  • Không giặt chung nhiều loại vải và nhiều màu quần áo.
  • Có thể giặt bằng máy sau lần giặt đầu tiên nhưng nếu có thời gian thì tốt nhất nên giặt bằng tay.
  • Chỉ nên giặt áo thun bằng nước lạnh hoặc nước ấm.
  • Không nên đổ trực tiếp bột giặt hoặc nước giặt lên quần áo.
  • Không sử dụng xà phòng có tính tẩy mạnh, thuốc tẩy hay dùng bàn chải chà sát lên các loại áo thun in hình.
  • Nên sử dụng nước xả thơm vải và hạn chế dùng nước xả mềm vải.

2.2 Cách bảo quản áo thun thông thường

# Phơi áo thun đúng cách

Cách bảo quản áo thun bao gồm cách giặt, cách phơi hay cách là (ủi) đúng cách. Với áo thun, bạn nên phơi như sau:

+ Không phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Dưới ánh nắng và tác động của nhiệt độ, áo thun sẽ có thể bị cứng, nhanh bạc màu dẫn đến tuổi thọ kém. Áo phông sẽ bền hơn nếu được phơi dưới trời nắng nhẹ, trời mát hay trong mái hiên.

+ Nên phơi áo thun ngang trên dây phơi để tránh áo ướt dễ bị chảy xệ, bai nhão do phơi bằng móc.

+ Khi phơi nên lộn trái áo và treo với khoảng cách rộng để áo thun nhanh khô và không có mùi hôi.

# Là (ủi) áo thun

Bạn có thể tham khảo cách bảo quản áo thun như thế nào với cách là (ủi) sau đây. Đừng bỏ qua nhé!

+ Không nên là trực tiếp lên bề mặt có in hình trên áo do áo thun thường được là từ cotton, rất dễ bị nhăn.

+ Nên lộn trái áo ra trước khi bắt đầu là để tránh làm biến dạng hay bong tróc màu sắc và hình in trên vải

+ Không nên là nhiệt độ quá cao, chọn nhiệt độ vừa phải để tránh làm tổn hại bề mặt áo. Và tuyệt đối không ủi trực tiếp lên hình in trên áo.

# Treo áo thun như thế nào để không bị giãn?

Cách treo áo thun cũng cần được quan tâm bởi phơi không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng áo bị chảy và mất đi phom dáng ban đầu. Treo áo đúng cách dưới dây:

+ Khi phơi hay khi treo áo thun nên treo ngang để chiều dài áo không chảy xệ, giữ form dáng.

+ Riêng với áo thun in hình, không nên gập 2 mặt in vào nhau khi treo phơi hay khi gấp. Điều này giúp tránh bị dính và loang màu.

+ Hãy nhớ luồn mắc từ dưới thân áo khi treo chứ không mắc luôn từ cổ áo để tránh bai giãn, rộng áo vùng cổ và vai.

# Bảo quản áo thun đúng cách

Ngoài ra, còn có một số cách bảo quản áo thun khác, bạn nên tham khảo để giữ áo đẹp theo thời gian:

+ Không nên để áo thun ở những nơi ẩm ướt. Bởi với tính chất thấm hút tốt, đặc biệt là vải cotton, áo thun rất dễ ẩm mốc, thậm chí là sẽ xuất hiện những vết mốc, vệt ố trên áo.

+ Sau khi vận động mạnh và ra nhiều mồ hôi, tốt nhất bạn hãy giặt luôn chiếc áo thun của mình để tránh tình trạng ẩm mốc và mùi hôi khó chịu.

Facebook
Twitter
WhatsApp
Telegram
Email
LinkedIn